![]() |
|
||
Hotline: (08) 3880.3888 | CNC-APTECH tự hào là đơn vị đã có thành tích: 10 năm hoạt động, 100% học viên tốt nghiệp có việc làm |
|
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LTV QUỐC TẾ ACCP
CÁC KHÓA NGẮN HẠN |
3 LƯU Ý KHI NÂNG CẤP RAM CHO MÁY TÍNH BÀNĐể máy tính chạy nhanh hơn, chúng ta thường gắn thêm ram. Nếu bạn đang muốn nâng cấp ram cho máy tính bàn thì cần lưu ý 3 điều quan trọng sau đây. Khi nâng cấp ram cho máy tính bàn1. Kiểm tra cấu hình Về cơ bản, RAM được hệ điều hành và ứng dụng sử dụng làm nơi lưu tạm dữ liệu và các lệnh thực thi trước khi ghi chúng lên ổ cứng khi kết thúc phiên làm việc. Trường hợp máy tính không đủ dung lượng RAM cần thiết theo yêu cầu, hệ điều hành sẽ dùng đến bộ nhớ ảo ( virtual memory), vốn là một phần của ổ cứng làm nơi trao đổi dữ liệu. Việc này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ xử lý hàng lệnh chờ cũng như hiệu năng tổng thể thống do tốc độ truy xuất của ổ cứng truyền thống lẫn SSD thấp hơn rất nhiều lần so với RAM. Để xác định có cần nâng cấp RAM cho máy tính bàn hay không, trước tiên bạn cần khởi chạy các phần mềm thường sử dụng, nhất là ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh như Photoshop, Lightroom và đặc biệt là trình duyệt Chrome nổi tiếng với việc “ngốn” bộ nhớ hệ thống. Kế tiếp trong Windows 10, nhấn phải chuột trên Taskbar và chọn Task Manager. Kế tiếp chọn tab Performance và nhấn chọn mục Memory, bạn sẽ thấy biểu đồ thống kê mức dung lượng RAM sử dụng theo thời gian thực. Kiểm tra giá trị Memory và nếu nó thường xuyên cao hơn mức 75%, bạn cần gắn thêm RAM. 2. Chọn loại RAM phù hợp Phần lớn máy tính hiện nay sử dụng RAM DDR3, một số sản phẩm cũ hơn dùng DDR2 và mới nhất, nền tảng Skylake Z170 hỗ trợ DDR4 với xung nhịp đạt mức 3.000 MHz. Nguyên tắc cơ bản là tùy thuộc bo mạch chủ hỗ trợ loại RAM nào thì bạn phải chọn loại RAM tương ứng khi nâng cấp. Chẳng hạn nếu bo mạch chủ chỉ hỗ trợ DDR2, bạn không thể thay thế bằng RAM DDR3 và ngược lại. Để xác định chủng loại, dung lượng RAM và số khe cắm đang sử dụng, cách đơn giản nhất là tham khảo tài liệu hướng dẫn (manual) của bo mạch chủ hoặc mở thùng máy, tháo RAM đang sử dụng và đọc thông số kỹ thuật của chúng. Bạn cũng có thể tải về một trong các tiện ích miễn phí như Cpu-z, System Scanner của Crucial hoặc thậm chí trên chính website hỗ trợ của nhà sản xuất bộ nhớ. Với Cpu-z, ngoài việc cung cấp những thông số quan trọng của bo mạch chủ, bộ xử lý, card đồ họa thì tiện ích này còn giúp nhận biết chủng loại, dung lượng RAM và số khe cắm đang sử dụng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy với máy tính cho nhu cầu học tập, dùng trong văn phòng nên trang bị tối thiểu 4GB RAM và gấp đôi con số này (8GB) đối với máy tính chuyên game, biên tập video hoặc xử lý hình ảnh. Tất nhiên bạn cần cài đặt hệ điều hành Windows 64 bit để quản lý và khai thác RAM hiệu quả hơn nhờ các thanh ghi có độ rộng 64 bit. Đừng tiết kiệm chi phí khi chọn mua vì RAM chất lượng kém sẽ gây nhiều phiền toái khi sử dụng. Có rất nhiều thương hiệu RAM trên thị trường để bạn tùy chọn, từ sản phẩm phổ thông cho đến hiệu năng cao của Corsair, G.Skill, Kingston, Patriot, Adata, Crucial, PNY, Super Talent, Mushkin… Sự khác biệt chủ yếu giữa những thương hiệu này là thiết kế tản nhiệt trên các chip nhớ của RAM. 3. Lắp ráp Quá trình nâng cấp RAM khá đơn giản, tuy nhiên vẫn đòi hỏi bạn thao tác tháo ráp cẩn thận để tránh hỏng hóc. Trước khi thực hiện, bạn cần tắt máy tính, rút cáp nguồn và đeo vòng khử tĩnh điện (nếu có) hoặc có thể chạm vào phần kim loại của thùng máy để cân bằng tĩnh điện trong người. Ngoài ra, bạn cũng cần mang giày dép để cách điện và tránh đặt máy tính trên thảm khi dọn dẹp.
Nguồn: tinhte
|
CNC APTECH - 440/30 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Phú Nhuận - Hotline: (028) 3880.3888 - 399.55.475 - 399.55.476 |